Cách thử thai của người xưa khác với chúng ta ngày nay nhưng đều có điểm chung là có thể nhận biết bản thân đã mang thai hay chưa.
Tuy nhiên, độ chính xác của các cách thử thai dân gian không phải lúc nào cũng có độ chính xác cao. Điều này khác hoàn toàn với phương pháp thử thai hiện đại (que thử thai) có độ chính xác tới 97%. Cụ thể các cách thử thai này, hãy cùng SytaReview đón đọc ngay qua bài viết sau đây!
1. Tham khảo nhanh 07 cách thử thai của người xưa
Trước khi có những phương pháp thử thai hiện đại, người xưa đã biết cách thử thai bằng những nguyên liệu có ở xung quanh.
Phần vì họ phát hiện nước tiểu của phụ nữ mang thai có phản với với các nguyên liệu này. Mãi cho đến năm 1978, phương pháp thử thai kể trên mới được nghiên cứu đầy đủ. Và, các phản ứng của nước tiểu phụ nữ là do chất hCG - Chất được sản sinh khi phụ nữ mang thai sau khi quan hệ từ 6-12 ngày.
Cũng theo nghiên cứu, các phương pháp thử thai dân gian hiện có độ chính xác không thực sự cao (khoảng 50-70%). Nhưng nếu bạn muốn tham khảo và tự mình trải nghiệm, thì tại sao bạn không THỬ nhỉ? Cùng khám phá ngay!
Thử thai bằng lúa mì và lúa mạch
Phương pháp thử thai bằng lúa mì có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ đại. Theo sử sách ghi lại, vào năm 1350 TCN, người Ai Cập cổ đại đã phát hiện ra rằng lúa mì có thể phát hiện giới tính thai nhi.
Họ sẽ đi tiểu đồng thời vào một số hạt lúa mì và lúa mạch (loại giống khỏe mạnh) đã chuẩn bị trước đó để kiểm tra khả năng nảy mầm:
Nếu lúa mì nảy mầm từ 48-72 tiếng (mọc rễ) thì thai nhi sẽ là con gái.
Nếu lúa mạch nảy mầm và phát triển nhanh từ 48-72 tiếng thì thai nhi sẽ là con trai.
Ngược với tình trạng nảy mầm, nếu hạt giống không có dấu hiệu gì trong thời gian chờ đợi. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn chưa có "tin vui".
Năm 1963, viện nghiên cứu Hoa Kỳ đã kiểm tra tỷ lệ nảy mầm lúa mì và lúa mạch với nước tiểu mẹ bầu. Kết quả cho thấy 70% nước tiểu của mẹ bầu sẽ kích thích hạt lúa mì, lúa mạch nảy mầm.
Thử thai bằng củ hành hoặc rau củ quả
Cũng là phương pháp thử thai dân gian nhưng người Hy Lạp cổ đại lại làm theo cách MỚI MẺ. Cách này khuyến cáo chị em chỉ nên tham khảo, không nên áp dụng nhé (^+^).
Người Hy Lạp sẽ chọn 1 củ hành (hành tím hoặc loại củ có mùi hăng khác) và bóc vỏ, rửa sạch. Tiếp đó khi đi ngủ, họ sẽ nhét loại củ này vào âm đạo và để qua đêm.
Nếu buổi sáng thức giấc, hơi thở của họ có mùi hành chứng tỏ họ CHƯA mang bầu.
Nếu buổi sáng thức giấc, hơi thở của họ KHÔNG có mùi hành, chứng tỏ họ ĐÃ mang bầu.
Lý giải cho vấn đề này, các nhà khoa học chỉ ra rằng: Khi phụ nữ mang thai, tử cung sẽ đóng lại nên mùi hành sẽ bị 'vây' trong âm đạo, không thoát ra ngoài. Cho nên khi hít thở lúc ngủ, miệng sẽ không có mùi hành. Ngược lại, không mang thai thì tử cung sẽ mở nên mùi hành sẽ lan ra trong phòng ngủ, sáng dậy bạn sẽ ngửi được mùi hành từ hơi thở.
Thử thai qua việc nhận biết màu sắc âm đạo
Dấu hiệu nhận biết có thai sớm qua màu sắc âm đạo được bác sĩ người Pháp công bố vào năm 1863 - James Read Chadwick. Cho nên, dấu hiệu này cũng được đổi tên thành dấu hiệu có thai Chadwick.
Nhưng mãi đến năm 1886, qua nhiều lần thực chứng, Chadwick mới công bố chính thức trong phiên họp Hiệp hội Phụ khoa Mỹ định kỳ. Và, hiện tại bạn có thể áp dụng cách nhận biết có thai hay không qua dấu hiệu âm đạo có màu "xanh đậm" hoặc "tím đỏ".
Mặc dù cách này rất đỉnh nhưng phụ nữ thời đó còn rất e ngại. Vì không ai muốn bác sĩ khám sâu vào bên trong và độ chính xác cao chỉ khi thai được 6-8 tuần tuổi. Sớm hoặc trễ hơn, độ chính xác không thực sự cao.
Thử thai qua cách nhận biết màu nước tiểu hoặc thử thai bằng rượu
Vào thế kỷ thứ 16, Châu Âu đã áp dụng phương pháp kiểm tra màu sắc nước tiểu để chẩn đoán khả năng mang bầu. Đồng thời, họ cũng dùng rượu vang để xem biến đổi màu sắc nước tiểu.
Cho nước tiểu vào rượu vang (1:1) rồi đợi trong vòng 10 phút, nếu dung dịch đổi màu có nghĩa là đã mang bầu và ngược lại.
Quan sát thêm màu nước tiểu bản thân với nước tiểu thiếu nữ. Nếu thấy nước tiểu có phần vàng nhạt hơn hoặc xuất hiện trắng đục (trắng ngà vàng) hơn nước tiểu thiếu nữ, khả năng cao bạn đã mang bầu.
Bạn có thể thay thế rượu vang bằng rượu trắng đều được. Vì nồng độ cồn trong rượu sẽ hoà tan chất hCG, khiến nước tiểu bay hơi và đổi màu.
Cũng trong thời trung cổ thế kỷ 16-17, ở Châu Âu có 1 nghề gọi là "tiên tri nước tiểu". Nghề này chuyên quan sát nước tiểu để phán đoán tình trạng mang bầu hoặc giới tính thai nhi.
Thử thai bằng vải
Cũng trong thời kỳ trung cổ, Châu Âu cũng có một cách thử thai của người xưa khá hay. Đó là thử thai bằng vải với nước tiểu. Họ sẽ ngâm vải vào nước tiểu phụ nữ (mảnh vải nhỏ). Sau đó họ sẽ phơi khô và tiến hành đốt.
Nếu tấm vải đó có mùi khét và có cảm thấy buồn nôn khi hít phải mùi này, bạn đã mang thai. Còn ngược lại, tấm vải cháy có mùi khét nhưng không gây cảm giác gì cho bạn, bạn không mang thai.
Thử thai phương pháp A-Z test
Phương pháp A-Z test là phương pháp thử thai trên động vật được Bernhard Zondek và Selmar Aschheim phát triển vào những năm của thế kỷ 19. Kết quả cho biết độ chính xác đạt đến 98%:
- Sử dụng chuột để thử thai (1920): Tiêm nước tiểu vào bên trong cơ thể chuột cái (vị trí buồng trứng) và đợi trong vòng 5 ngày. Sau 5 ngày họ sẽ đem chúng "mổ xẻ" và kiểm tra buồng trứng. Nếu buồng trứng phát triển, bạn đã mang thai và ngược lại.
- Sử dụng thỏ để thử thai (1930): Cách này cũng tương tự như sử dụng chuột và đều cho kết quả thử thai có độ chính xác cao 98%.
- Sử dụng ếch để thử thai (1940): Cách này tiêm nước tiểu vào ếch cái và đợi 24 tiếng. Nếu ếch đẻ trứng, bạn đã mang thai và ngược lại. Phương pháp này của Hogben (không phải của 2 tác giả Bernhard & Selma) và thí nghiệm trên nhóm Xenopus - nhóm ếch có phản ứng rất nhạy với hCG.
Cho đến năm 1960, phương pháp thử thai bằng hồng cầu trong máu để xét nghiệm hCG có độ chính xác đến 99%. Khi đó, các phương pháp thử thai A-Z test không còn được khuyến khích. Vì, các phương pháp A-Z test phá hủy sự cân bằng của thiên nhiên và có thể gây biến đổi gen động vật nên các nhà khoa học đều xuất loại bỏ các phương pháp này.
Bạn biết que thử thai ra đời vào năm nào chưa, thực tế mãi đến năm 1970 que thử thai mới được phát minh (tại Mỹ). Và bắt đầu từ năm 1988, que thử thai mới phát triển thịnh hành như ngày nay.
2. Lời khuyên khi áp dụng cách thử thai của người xưa
Các cách thử thai của người xưa có độ chính xác không cao. Và, riêng phương pháp A-Z test hiện không được khuyến nghị sử dụng do nhiều vấn đề liên quan tới "đạo đức".
Nếu các bạn vẫn muốn thực nghiệm, các bạn nên tham khảo các biện pháp dân gian cổ xưa với thực vật hoặc đồ vật "vô tri": Củ hành, tấm vải, rượu, lúa mì, lúa mạch…
Hoặc tham khảo thêm các phương pháp thử thai khác như bằng bột giặt, bằng đường, bằng điện thoại, bằng kem đánh răng…Cộng thêm việc xem xét dấu hiệu nhận biết thai sớm qua màu sắc âm đạo, màu sắc nước tiểu sẽ khác hơn so với thời điểm đến chu kỳ kinh nguyệt (tần suất đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu đậm màu, âm đạo có sắc tố đỏ hơn…).
Đừng quên, để đảm bảo tính chính xác 99% trở lên, bạn hãy đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu hoặc nồng độ beta hCG. Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp có thể gây nhiễm trùng cho cổ tử cung hoặc âm đạo.
3. Kết luận
Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu đúng và áp dụng linh hoạt cách thử thai của người xưa. Mọi phương pháp đều nên cân nhắc kỹ và Mẹ & Bé SytaReview chúc các bạn thành công!
Nguồn tham khảo: https://sitn.hms.harvard.edu/flash/2018/pee-pregnant-history-science-urine-based-pregnancy-tests/