Da mụn có nên bôi kem chống nắng không, hiểu rõ để tránh mắc sai lầm

Tác giả: sythanh
Tháng Một 1, 2025

Thử đặt ngược lại một câu hỏi, da mụn có nên bôi kem chống nắng không và nếu không bôi thì sẽ có những tác hại như thế nào? Vấn đề này khá hay và thực sự thú vị, bạn nào đang băn khoăn thì hãy cùng SytaReview khám phá ngay đáp án nhé.

Tóm tắt: Tin tốt rằng, nếu bạn đang lo lắng về vấn đề da mụn có nên bôi kem chống nắng không, câu trả lời là có và thực sự cần thiết là đằng khác. Các thực nghiệm đã chứng minh rằng, kem chống nắng hỗ trợ việc điều trị mụn và ngăn ngừa tình trạng mụn trở lên "nghiêm trọng" hơn.

Da mụn có nên bôi kem chống nắng, vì sao?

1. Da mụn nên bôi kem chống nắng

Có ai từng nghĩ rằng việc bôi kem chống nắng chính là nguyên nhân chính khiến da nổi mụn không. Vì, trước đó da mịn màng, xinh tươi nhưng dùng kem mụn 1 cái, y như là ngày hôm sau có "khách MỤN" đến thăm làn da.

Da mụn nên bôi kem chống nắng

Da mụn nên bôi kem chống nắng

Cho nên không có gì lạ khi vấn đề da mụn có nên bôi kem chống nắng không được nhiều bạn trẻ thắc mắc.

Chia sẻ về vấn đề này, thương hiệu BiodermaHiệp hội Da liễu Hoa Kỳ đã có những thông tin nghiên cứu đầy đủ nhất.

Trích nghiên cứu về dòng kem chống nắng da mụn/da dầu mụn Photoderm AKN Mat SPF 30:

Hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng:

  • Giảm nhờn 
    Lượng bã nhờn trên da trong vòng 8h đã giảm 18.2%.
  • Tăng độ "lì bám" trên da
    Khả năng kem "ăn bám" trên da trung bình sau 20 phút bơi là hơn 50%."
  • Cải thiện tình trạng da đã bị tổn thương
    Tổng số người tham gia đã có sự cải thiện về tình trạng mụn là 74% và tổn thương do mụn gây ra giảm 77%.

Trích dẫn nghiên cứu của FDA Hoa Kỳ trên aad.org: "Da mụn vẫn cần phải sử dụng kem chống nắng. Điểm khác biệt ở đây sẽ là lựa chọn sản phẩm chuyên biệt cho làn da mụn (da khô, da dầu, da hỗn hợp). (1) "

Và, có một sự thật là rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm Pháp, Hàn, Nhật, Mỹ... đều có tung ra dòng sản phẩm kem chống nắng chỉ định cho làn da mụn. Cho nên, da mụn hay da thường, da khoẻ mạnh thì đều dùng được kem chống nắng nhé!

2. Lý do da mụn "nên" dùng kem chống nắng

Theo các chuyên gia Da liễu, kem chống nắng sẽ mang đến nhiều "lợi ích" tích cực cho da mụn hơn là "tiêu cực" (2).

Da mụn xài kem chống nắng được không

Da mụn xài kem chống nắng được không

  1. Thành phần có trong kem chống nắng cho da mụn thường chứa các chất kiềm dầu như Acid salicylic, Niacinamide, Acid glycolic... Điều này giúp cho kem chống nắng kiểm soát bã nhờn tốt hơn, tránh tình trạng kích mụn ẩn hoặc gây viêm mụn.
  2. Thành phần chống nắng vật lý hoặc hoá học có trong kem chống nắng giúp cho chỉ số SPF đạt từ 30 trở lên. Khả năng bảo vệ da tốt hơn và tránh việc kích ứng mụn khi tiếp xúc với tia nắng. Đặc biệt, các chất này giúp giảm quá trình lão hoá xuống 90% do tia cực tím (tia bức xạ mặt trời gây ra).
  3. Thành phần có chứa nhiều chất hỗ trợ điều trị mụn như BHA, AHA, Benzoyl PeroxideRetinol (Retinoid) và gốc Sulfur
  4. Một số thành phần nhỏ trong kem chống nắng sẽ giúp bạn che khuyết điểm, nâng tone da sáng và tạo lớp finish mịn mượt, vô cùng xinh.
  5. Kem chống nắng được ví như một lớp màng bảo vệ da mụn khỏi bụi bặm ô nhiễm cực kỳ quan trọng.

3. Tham khảo thành phần kem chống nắng trước khi dùng

Bù lại, có không ít bạn còn lăn tăn khi cân nhắc da mụn có dùng kem chống nắng được không, bởi:

Thành phần kem chống nắng kích mụn cho da

Thành phần kem chống nắng kích mụn cho da

  1. Các chất chống nắng hoá học như Oxybenzone, Tinosorb và PABA có khả năng cao gây kích ứng da mụn, đặc biệt là làn da mụn bọc hoặc đang điều trị mụn.
  2. Hầu hết các thành phần chống nắng hoá học hấp thụ tia UV và sản sinh ra nhiệt (hồng ngoại). Phần nhiệt này sẽ gây kích ứng mụn dưới da nặng hơn. Do đó, bạn nên tránh ánh nắng càng nhiều càng tốt ngay cả khi bạn dùng kem chống nắng.
  3. Các thành phần trong kem chống nắng có khả năng gây bí tắc lỗ chân lông, có thể kể đến như Cồn béo, Kẽm oxide (kẽm oxit), Silicon, dầu khoáng và Titanium dioxide. Mà bạn biết đó, chân lông bị tắc thì tình trạng mụn ngày càng tồi tệ hơn. Điều này bắt buộc bạn phải biết cách skincare và chăm sóc da mụn đúng bài, nhất là việc tẩy trang sau mỗi ngày đi làm về.

Xem thêm: Dùng kem chống nắng bị mụn

Tổng kết lại, da mụn có nên bôi kem chống nắng không, nên bôi và nên chọn loại kem phù hợp nhất với làn da mụn. Ưu tiên chọn loại kem chống nắng vật lý hoặc loại lai vật lý và hoá học (đã kiểm định an toàn cho da mụn).

Không bôi kem chống nắng thì ảnh hưởng gì đến làn da mụn?

Vậy nếu tôi không thích dùng kem chống nắng thì sao, tác hại như thế nào đây?

  1. Tia UV sẽ gây tổn thương da mụn "thêm phần" nặng hơn, kích mụn ẩn rất nhiều.
  2. Các bụi bặm trên đường đi học, đi làm dễ bám vào mặt, lấp đầy lỗ chân lông, khiến mụn dễ bị viêm.
  3. Tia UV sẽ khiến làn da mụn dễ bị tổn thương như da đen, nám và mụn đầu đen "thi nhau" xuất hiện, bạn cũng có thể sẽ cảm thấy tự ti hơn.
  4. Nếu bạn là da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu, tình trạng da dầu nhờn liên tục sẽ khiến da dễ bị viêm nhiễm, kích ứng mẩn đỏ nặng hơn.

Tóm lại, da mụn khi không được điều trị đúng cách hoặc học cách bảo vệ làn da, đôi lúc sẽ khiến bạn thiếu đi sự tự tin.

Bôi kem chống nắng có kích mụn không, và làm sao để khắc phục điểm này?

1. Khả năng kích mụn của kem chống nắng

Với những dòng kem chống nắng chuyên cho da mụn, khả năng kích mụn ở mức cực kỳ thấp hoặc hầu như không gặp. Nguyên nhân chủ yếu kích mụn và làn da của bạn chưa thực sự khoẻ và bạn đang bị rối loạn nội tiết tố (dậy thì, mang bầu, bị stress hoặc đang trong giai đoạn điều trị bệnh lý).

Hoặc, khi dùng kem mụn bạn không tẩy trang và chăm sóc da đầy đủ. Ngay ngày hôm sau thôi, mụn vẫn "thích mọc lên" như thường.

2. Cách khắc phục và tận dụng hiệu quả điều trị mụn từ kem chống nắng

Da mụn có dùng kem chống nắng được không, nếu dùng được thì nên thoa như thế nào?

Khắc phục tình trạng mụn do kem chống nắng

Khắc phục tình trạng mụn do kem chống nắng

  1. Ưu ái và chỉ nên chọn các dòng kem chống nắng chuyên cho da mụn và có ghi thêm các thông tin sau: Non-Comedogenic, Non-acnegenic, Won’t clog pores, Dermatologist-tested, Dermatologist-approved, For acne-prone skin, Hypoallergenic, Cosmeceutical (3) và các thành phần khác có thể gây kích mụn ẩn (hương liệu, cồn, chất bảo quản).
  2. Ưu tiên việc tẩy trang, cấp thêm toner hoặc kem dưỡng ẩm, sử dụng kem trị mụn và luôn dùng đúng loại sữa rửa mặt không kích ứng với da dầu mụn, da khô bị mụn, da hỗn hợp bị mụn.
  3. Tập thói quen dặm từ 3-4 lần kem chống nắng mỗi ngày và luôn che chắn mặt kỹ khi đi ra ngoài đường. Khi đi ra ngoài, hãy thoa kem sớm trước đó tầm 20-40 phút.

Riêng với phụ nữ mang thai và cho con bú, kem chống nắng phải được kiểm soát 100%. Bạn chỉ nên tin và sử dụng nếu được bác sĩ tư vấn, không lựa chọn các dòng kem chống nắng khác khi chưa có sự đồng ý từ dược sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn.

Kết luận

Với những chia sẻ kể trên, hy vọng bạn nào cũng sẽ tìm được lời giải cho câu hỏi "Da mụn nên dùng kem chống nắng không". Mà quên, chuyên mục làm đẹp SytaReview luôn có nhiều bài hay khác để bạn tham khảo về mỹ phẩm phù hợp cho da mụn nữa nha!

Tham khảo thử nhé:

  1. https://sytareview.com/sua-rua-mat-cerave-cho-da-mun/
  2. https://sytareview.com/cac-thanh-phan-trong-my-pham-gay-mun-an/
Thông tin được tham khảo

Phụ lục I Tài liệu tham khảo:

  1. aad.org/media/stats-sunscreen (1)
  2. quora.com/Does-acne-prone-skin-need-sunscreen-and-moisturizer (2)

Phục lục II Giải thích từ ngữ (3)

  • Non-Comedogenic: Không gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Non-Acnegenic: Không gây mụn.
  • Won’t Clog Pores: Không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Dermatologist-Tested: Đã được bác sĩ da liễu kiểm nghiệm.
  • Dermatologist-Approved: Được bác sĩ da liễu chứng nhận.
  • For Acne-Prone Skin: Dành cho da dễ bị mụn.
  • Hypoallergenic: Ít gây dị ứng.
  • Cosmeceutical: Dược mỹ phẩm.

Bài viết có sự tham gia của Dược sĩ Thanh Thanh và Chuyên gia Bác sĩ Da liễu Nguyễn Văn Út (hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y khoa).

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Tham khảo thêm:

Lauric Acid là gì (Axit Lauric)

(Axit Lauric) Lauric Acid là gì – Giải Đáp Mới Nhất

thành phần Homosalate là gì

Homosalate là gì chống nắng hoá học UVB

Thành phần Allantoin

Thành phần Allantoin hay ADA là gì (mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da)

Thành phần Iron Oxides là chất tạo màu trong mỹ phẩm

Thành phần Iron Oxides (CI 77489, CI 77491, CI 77492, CI 77499)

thành phần Resveratrol là gì

Thành phần Resveratrol là gì?

thành phần Arbutin là gì

Thành phần Arbutin là gì? Hiệu quả trắng da Alpha-Arbutin và Beta-Arbutin

About Sỹ thanh 

Sỹ Thanh đã có hơn 5+ năm kinh nghiệm với vai trò Marketing Manager tại các công ty hàng đầu hiện nay (FPT Long Châu, Thiết Bị Y Tế 24h, Cty Dược Sài Gòn...). Anh đã tốt nghiệp UEH chuyên ngành Quản trị Marketing (2018) và hiện theo học VB-II tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur (2023) để củng cố kiến thức chuyên môn. Hy vọng những chia sẻ đến từ anh sẽ giúp ích được cho cộng đồng phát triển hơn.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x