Giải Đáp – Dùng Sữa Rửa Mặt Có Ăn Nắng Không?

Tác giả: sythanh
Tháng mười hai 10, 2023

Có nhiều bạn đều đặt ra câu hỏi về việc dùng sữa rửa mặt có ăn nắng không và có nên chăm sóc da sau khi rửa mặt để bảo vệ da trước tác hại của tia UV không?

Vậy hãy cùng đồng hành với SytaReview tìm hiểu ngay đáp án về khả năng da tổn thương sau khi rửa mặt qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hiểu Về Cơ Chế Tia UV Tác Động Đến Làn Da

Theo Ủy ban Ung thư Mỹ (AJCC), ánh nắng mặt trời được chia làm 3 nhóm chính là tia UVA, tia UVB và tia UVC. Mỗi loại tia sẽ có tác động khác nhau lên làn da nhưng nhìn chung thì đều gây hại cho da.

  • Tia UVA có bước sóng dài từ 320-400nm và chiếm đến 97% trong ánh nắng mặt trời. Với bước sóng dài như vậy, UVA sẽ thâm nhập sâu vào tế bào làn da và khiến các tầng collagen gãy đứt, cấu trúc tế bào phá huỷ. Do đó làn da dễ bị chảy xệ, nếp nhăn và tăng khả năng gây ung thư da.

  • Tia UVB có bước sóng trung bình từ 290-320n, và chiếm gần như 3% còn lại trong anh nắng mặt trời. Tuy bước sóng ngắn nhưng tia UVB lại khiến làn da dễ bị tổn thương hơn rất nhiều. Các hiện tượng làn da bị cháy nắng, sạm da, kích ứng da và tăng khả năng gây ung thư da hoặc các bệnh lý về da khác.

  • Tia UVC có bước sóng ngắn từ 100-290nm và hầu như bị tầng Ozon (khí quyển) hấp thụ hoàn toàn. Chỉ có phần phần rất rất nhỏ dưới 0.1% là được đo thấy tại các vùng ozon mỏng. Nhưng UVC lại có tác hại ghê nhất, khiến sức khỏe con người suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp lên mắt (viêm giác mạc, giảm thị lực...) và kích ứng da, gây ung thư da.

Và nhìn chung về việc dùng sữa rửa mặt có ăn nắng không. Bạn cần hiểu được rằng, cơ chế tia UV tác động lên da là xuyên qua các tầng mô biểu bì da, phá vỡ cấu trúc tế bào da, khiến làn da bị tổn thương. Mức độ nghiêm trọng còn tuỳ vào cường độ và thời gian tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

Do đó, tình trạng da sẽ xấu đi rất nhiều: Bắt nắng sạm da, kích ứng, nám da, bỏng da, viêm da và tăng khả năng ung thư da.

Tia UVB nếu được hấp thụ qua da đúng cách vào sáng sớm (ánh nắng chưa gắt), UVB sẽ giúp cơ thể sản sinh ra Vitamin D - Giúp hệ xương chắc khỏe hơn. Ngay cả khi trời sẩm tối, nhiều mây thì tia UV vẫn hoạt động từ 20-60%.

Thiet ke chua co ten 1

2. Hiểu Kỹ Về Vấn Đề Dùng Sữa Rửa Mặt Có Ăn Nắng Không

2.1 Các thông số chống nắng của sửa rửa mặt bạn cần biết

Dùng sữa rửa mặt có ăn nắng không phụ thuộc vào chỉ số SPF

Dùng sữa rửa mặt có ăn nắng không phụ thuộc vào chỉ số SPF

Một số loại sữa rửa mặt sẽ ghi thêm các chỉ số SPF và PA, mỗi chỉ số sẽ có khả năng chống nắng khác nhau. Đây cũng là cách để giúp bạn nắm được tình hình chung khi dùng sữa rửa mặt có ăn nắng không.

1

Chỉ số SPF

Ý nghĩa

Enter your text here...

SPF 15

Ngăn được 93-94% tia UVB.

Cell

SPF 30

Ngăn được 96-97% tia UVB

Cell

SPF 50

Ngăn được 98% tia UVB.

2

Chỉ số PA

Ý nghĩa

Cell

PA+

Chống tia UVA ở mức 40 – 50%, được từ 2-4 giờ.

Cell

PA++

Chống UVA tương đối tốt, ở mức 60 – 70%, được 4-8 giờ.

Cell

PA+++

Chống tia UVA tốt, lên đến 90%, được 8-12 giờ

Enter your text here...

PA++++

Chống tia UVA rất tốt, lên đến hơn 95%, được hơn 16 giờ.

Tuy nhiên không phải loại sữa rửa mặt nào cũng có khả năng chống nắng và được ghi rõ các chỉ số trên. Cho nên về cơ bản, khả năng chống nắng của sữa rửa mặt còn thấp và chỉ có khả năng vệ sinh da mặt.

Còn muốn bảo vệ làn da khỏi tia UV, bạn nên sử dụng các bộ mỹ phẩm kem chống nắng chuyên biệt cho làn da của mình.

2.2 Dùng sữa rửa mặt có ăn nắng không?

Dùng sữa rửa mặt có ăn nắng không - Có ăn nắng

Dùng sữa rửa mặt có ăn nắng không - Có ăn nắng

Theo đánh giá healthline.com, sữa rửa mặt thông thường hầu như không có khả năng chống nắng. Tuy nhiên nếu thành phần sữa rửa mặt chứa một trong các thành phần chống nắng vật lý hoặc hoá học, khả năng chống nắng sẽ CÓ.

  • Thành phần chống nắng hoá học: Avobenzone, Oxybenzone, Sulisobenzone, Homosalate, Octisalate, Octinoxate, Octocrylene... -> Thời gian chống nắng dài trên 120 phút nhưng dễ kích ứng da. Khả năng chống nắng được duy trì khá ổn nhưng không đạt đỉnh quá cao.

  • Thành phần chống nắng vật lý: Titanium Dioxide, Zinc Oxide, Sắt Oxide, Magiê Silicat.... -> Thời gian chống nắng ngắn dưới 60-80 phút nhưng lành tính với da. Khả năng chống nắng không được duy trì đều nhưng đạt đỉnh chống nắng rất cao.

Như vậy việc dùng sữa rửa mặt có ăn nắng không, câu trả lời là CÓ ăn nắng nếu thành phần không chứa các chất chống nắng. Còn nếu sữa rửa mặt có chất chống nắng, khả năng chống nắng của sữa rửa mặt chỉ ở mức "rất thấp".

2.3 Mức độ ăn nắng và chống nắng của sữa rửa mặt

Mức độ ăn nắng và chống nắng của sữa rửa mặt chi tiết

Mức độ ăn nắng và chống nắng của sữa rửa mặt chi tiết

Sữa rửa mặt hiện tại có hai dòng, một là dòng sữa rửa mặt có chứa xà phòng (chất tẩy rửa mạnh) dành cho da siêu dầu hoặc da thường. Hai là dòng sữa rửa mặt không chứa xà phòng dành cho nhiều loại da.

Sữa rửa mặt có chứa xà phòng sẽ cho độ pH trên da sau khi rửa là trên 7. Điều này đồng nghĩa với việc làn da rất dễ bị ĂN NẮNG và TỔN THƯƠNG nếu rửa mặt mà tiếp xúc ánh nắng ngay.

Sữa rửa mặt không chứa xà phòng đảm bảo độ pH trên da sau khi rửa ở mức cân bằng 5-6. Điều này sẽ hạn chế khả năng làn da bắt nắng tốt hơn loại có chứa xà phòng. Tuy nhiên, khả năng chống nắng còn tuỳ vào thành phần cụ thể của sữa rửa mặt nữa.

Tổng hợp lại, để đảm bảo việc bạn dùng sữa rửa mặt "hạn chế" được tác động của tia UV. Bạn nên chọn sản phẩm sữa rửa mặt có ghi thêm thông số SPF hoặc PA. Không nên tin vào các sản phẩm không có các chỉ số này hoặc không có thành phần chống nắng trên tem nhãn.

Tốt hơn hết, bạn hãy bổ sung ngay kem chống nắng sau khi rửa mặt xong hoặc thêm nước hoa hồng để tăng khả năng chống tia UV nhé!

Thiet ke chua co ten 1

3. Kết Luận

Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về việc dùng sữa rửa mặt có ăn nắng không và biết cách chọn sản phẩm sữa rửa mặt chống nắng phù hợp. Hãy đồng hành cùng SytaReview để khám phá thêm các bài viết hay hơn tại chuyên mục sức khoẻ và làm đẹp nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Tham khảo thêm:

Sodium Hyaluronate là gì

Sodium Hyaluronate là gì, có an toàn không?

Lauric Acid là gì (Axit Lauric)

(Axit Lauric) Lauric Acid là gì – Giải Đáp Mới Nhất

thành phần Homosalate là gì

Homosalate là gì chống nắng hoá học UVB

Thành phần Allantoin

Thành phần Allantoin hay ADA là gì (mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da)

Thành phần Iron Oxides là chất tạo màu trong mỹ phẩm

Thành phần Iron Oxides (CI 77489, CI 77491, CI 77492, CI 77499)

thành phần Resveratrol là gì

Thành phần Resveratrol là gì?

About Sỹ thanh 

Sỹ Thanh đã có hơn 5+ năm kinh nghiệm với vai trò Marketing Manager tại các công ty hàng đầu hiện nay (FPT Long Châu, Thiết Bị Y Tế 24h, Cty Dược Sài Gòn...). Anh đã tốt nghiệp UEH chuyên ngành Quản trị Marketing (2018) và hiện theo học VB-II tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur (2023) để củng cố kiến thức chuyên môn. Hy vọng những chia sẻ đến từ anh sẽ giúp ích được cho cộng đồng phát triển hơn.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x