Glycerin trong mỹ phẩm HẠI hay LỢI?

Tác giả: sythanh
Tháng năm 23, 2023

Glycerin trong mỹ phẩm bạn có thể bắt gặp ở rất nhiều dòng sản phẩm như: Sữa rửa mặt, kem chống nắng, kem dưỡng da, đồ trang điểm ... nhưng liệu bạn đã biết Glycerin là chất gì hay chưa?

Hiện có tài liệu nào chia sẻ kỹ về nguồn gốc và công dụng của thành phần Glycerin mỹ phẩm? Hãy cùng SytaReview khám phá ngay bản chất của thành phần Glycerin này ngay qua bài viết sau đây.

1. Glycerin là gì?

Nguồn gốc thành phần Glycerin trong mỹ phẩm

Nguồn gốc thành phần Glycerin trong mỹ phẩm

Glycerin là chất được tìm thấy nhiều trong các dòng mỹ phẩm nói chung. Thực chất, Glycerin là chất cồn tự nhiên nên còn có tên gọi khác là Glycerol. Chất này được tìm thấy trên mọi các mô của con người, bao gồm da và máu.

Trong mỹ phẩm, Glycerin được chiết xuất từ hai nguồn là tự nhiên (đậu nành, đường mía, siro bí ngô) và nguồn là tổng hợp có gốc tự do là Glycerin.

Tóm lại, Glycerin là thành phần chung và thiết yếu của các dòng mỹ phẩm. Điểm khác duy nhất là nguồn gốc Glycerin trong mỗi loại mỹ phẩm khác nhau, có loại từ thiên nhiên nhưng cũng có loại từ tổng hợp (nhân tạo).

Glycerin tự nhiên có tính hợp với da tốt hơn Glycerin tổng hợp. Tuy nhiên, Glycerin rất ít khi ghi trên nhãn mác sản phẩm về nguồn gốc. Chỉ có các dòng mỹ phẩm cao cấp mới ghi rõ Glycerin là tự nhiên hay nhân tạo. Còn các dòng mỹ phẩm giá rẻ hầu hết là Glycerin tổng hợp.

2. Công dụng Glycerin trong mỹ phẩm

Công dụng thành phần Glycerin mỹ phẩm là gì

Công dụng thành phần Glycerin mỹ phẩm là gì

Có thể bạn chưa biết, Glycerin đã xuất lần đầu trong mỹ phẩm cách đây hơn 50 năm (từ Pháp). Nhưng mãi đến năm 2005, các nghiên cứu thực chứng mới chỉ ra rằng: Nồng độ Glycerin có sự tương quan với độ hydrat hóa của da, tức là quá trình giữ nước/ẩm trên làn da. Có nghĩa là, Glycerin có cấu trúc tương tự lớp á sừng (SC) tự nhiên của da.

Lúc đó, nhiều người dùng mới thực sự quan tâm đến công dụng thực tế của Glycerin có trong mỹ phẩm. Glycerin sẽ giúp mỹ phẩm đạt được những công dụng như: Chất dưỡng da/giữ ẩm/cấp ẩm/bảo vệ da khỏi tình trạng khô và là chất làm giảm độ nhớt (dầu trên da mặt).

Cụ thể, Glycerin sẽ tác động lên các lipid của tế bào da giúp chúng giữ ẩm, giữ nước tốt hơn. Đồng thời, Glycerin cũng giúp chính bản thân lipid trở lên khỏe hơn cũng như chống kích ứng (nổi mụn) và phục hồi hàng rào tự nhiên bảo vệ da.

Năm 2014, Hội đồng Sản phẩm Chăm sóc Cá nhân (PCPC) đã cấp phép mỹ phẩm có thể chứa tới 99.4% Glycerin trong tỷ trọng sản phẩm. Tới năm 2019, Chương trình đăng ký mỹ phẩm tự nguyện (VCRP) đã ghi nhận Glycerin là thành phần phổ biến thứ 3 trong mỹ phẩm sau nước (water) và hương liệu (fragrance).

3. Thành phần Glycerin có hại không?

Thành phần Glycerin có hại không - Không gây hại đến da

Thành phần Glycerin có hại không - Không gây hại đến da

Có nhiều thực nghiệm về thành phần Glycerin trong mỹ phẩm và chứng minh cho câu hỏi Glycerin có hại không - câu trả lời là KHÔNG. Vì hoạt tính của Glycerin về cơ bản là LÀNH TÍNH và có LỢI cho da.

Theo CIR - Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần Mỹ Phẩm (Hoa Kỳ)

Năm 2014, CIR đã có tài liệu chính thức về tính an toàn của Glycerin mỹ phẩm. Đánh giá chỉ ra rằng, khi dùng mỹ phẩm có chứa Glycerin, thành phần này sẽ phát huy công dụng từ 79% - 99%. Nhất là với dòng sữa rửa mặt, hiệu quả rửa trôi trung bình lên đến 80%.

Theo đánh giá CIR vào năm 2019, Glycerin không gây BẤT KỲ phản ứng dị ứng da nào cả (100% người tình nguyện thực hiện thực nghiệm). Đặc biệt, Glycerin kiểm điện là KHÔNG GÂY ung thư da.

Theo FDA - Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ

Chứng nhận Glycerin AN TOÀN theo tiêu chuẩn GRAS - Áp dụng cho thực phẩm (chất bảo quản) lẫn mỹ phẩm (chất dưỡng da). Các bộ tiêu chuẩn đáp ứng kiểm định là: [21CFR182.9021CFR182.1320] và [21CFR172.866,21CFR175.300,21CFR178.3500].

Theo EU - Liên minh Châu Âu

Thành phần Glycerin trong mỹ phẩm là chất được cho phép và thuộc danh mục CosIng - Danh mục cấp phép các thành phần mỹ phẩm HỢP PHÁP. Riêng Glycerin có nguồn gốc tự nhiên từ động vật sẽ có nhiều quy định khắt khe hơn từ thiên nhiên.

Với những MẸ BẦU hoặc sở hữu làn da nhạy cảm, Glycerin đã được chứng nhận là an toàn (FDA). Tuy nhiên, với các mẹ bầu bị dị ứng với Glycerin (tình trạng rất hiếm gặp), các mẹ hãy đến bác sĩ da liễu để được tư vấn đầy đủ nhất.

1

ĐÁNH GIÁ ĐIỂM "AN TOÀN" TỪ EWG.ORG:

Glycerin có thang điểm 1-2, và được xem là loại "cồn béo lành tính", có tác dụng cấp ẩm và chống oxy hoá rất tốt.

2

Tổng hợp lại, thành phần Glycerin là an toàn với làn da và không gây các tác dụng phụ nào tới làn da của bạn. Tuy nhiên, điều này chỉ ĐÚNG với Glycerin tự nhiên, còn Glycerin tổng hợp CHƯA có tài liệu chính thống khẳng 100% an toàn với da.

4. Kết luận

Trên đây là những kiến thức về thành phần Glycerin trong mỹ phẩm và công dụng lẫn xuất xứ của chúng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về công dụng Glycerin trong mỹ phẩm cụ thể, hãy đặt câu hỏi dưới comment để đội ngũ chuyên gia của SytaReview hỗ trợ bạn sớm nhất nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm các chất cấp ẩm phổ biến cho da như:

Nguồn tham khảo: cosmeticsinfo.org, incidecoder.com, ewg.org.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Tham khảo thêm:

Lauric Acid là gì (Axit Lauric)

(Axit Lauric) Lauric Acid là gì – Giải Đáp Mới Nhất

thành phần Homosalate là gì

Homosalate là gì chống nắng hoá học UVB

Thành phần Allantoin

Thành phần Allantoin hay ADA là gì (mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da)

Thành phần Iron Oxides là chất tạo màu trong mỹ phẩm

Thành phần Iron Oxides (CI 77489, CI 77491, CI 77492, CI 77499)

thành phần Resveratrol là gì

Thành phần Resveratrol là gì?

thành phần Arbutin là gì

Thành phần Arbutin là gì? Hiệu quả trắng da Alpha-Arbutin và Beta-Arbutin

About Sỹ thanh 

Sỹ Thanh đã có hơn 5+ năm kinh nghiệm với vai trò Marketing Manager tại các công ty hàng đầu hiện nay (FPT Long Châu, Thiết Bị Y Tế 24h, Cty Dược Sài Gòn...). Anh đã tốt nghiệp UEH chuyên ngành Quản trị Marketing (2018) và hiện theo học VB-II tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur (2023) để củng cố kiến thức chuyên môn. Hy vọng những chia sẻ đến từ anh sẽ giúp ích được cho cộng đồng phát triển hơn.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x