Trong hầu hết mỹ phẩm hiện nay đều có chứa hương liệu, vậy loại hương liệu trong mỹ phẩm nào được xem là lành tính, an toàn và loại hương liệu nào được xem là không an toàn?
Khi tìm hiểu chính xác các loại hương liệu này, bạn sẽ có thêm thông tin đánh giá về tình trạng mỹ phẩm đó có TỐT hay là KHÔNG.
1. Hương liệu trong mỹ phẩm là gì?
Theo định nghĩa của FDA Hoa Kỳ, hương liệu trong mỹ phẩm là chất tổng hợp từ các chất mang lại mùi thơm cho sản phẩm đó. Nói cách khác, hương liệu được hiểu là mùi hương đặc trưng - Tương tự như nước hoa và có nguồn gốc từ este/benzen/aldehydes/toluen - tổng hợp dầu mỏ hoặc từ các nguyên liệu thiên nhiên.
Làm thế nào để nhận biết hương liệu trong mỹ phẩm 1 cách chính xác nhất? Trong tất cả các sản phẩm làm đẹp: Kem chống nắng, sữa rửa mặt, kem dưỡng da, nước hoa hồng, mỹ phẩm trang điểm... Sẽ có các dấu hiệu để nhận biết hương liệu như Fragrance, Perfume, Parfum, Essential oil blend và Aroma.
Nếu sản phẩm ghi chung chung Fragrance/Perfume, thành phần hương liệu có thể chứa các thành phần khác như Solvents (dung môi/chất hũ hoá), Stabilizers (chất ổn định), UV-absorbers(chất hấp thụ tia cực tím), Preservatives (chất bảo quản) và Dyes (thuốc nhuộm). Vì vậy, tác hại của hương liệu sẽ nhiều hơn những điều bạn nghĩ.
Không phải 100% các sản phẩm CÓ hương liệu sẽ ghi thành phần hương liệu trên tem nhãn sản phẩm. Đôi khi, các sản phẩm làm đẹp chỉ ghi tên chung chung "hương liệu" hoặc không ghi vì lý do "bảo vệ bí mật thương mại" - Điều này là hợp pháp được quy định theo chính sách của Cục sở hữu trí tuệ nước sở tại.
2. Tác hại của hương liệu trong mỹ phẩm
Theo Hiệp hội Hương liệu Quốc tế (IFRA) kiểm tra 3.059 nguyên liệu mỹ phẩm được xác định là "hương liệu". Kết quả kiểm tra vào năm 2016 cho thấy 99,1% người dùng đã ít nhất dùng 1 sản phẩm có chứa hương hiệu trong danh sách 3.059 kể trên.
Tác hại được chỉ ra với đối tượng tình nguyện tham gia khảo sát khi sử dụng sản phẩm chứa hương liệu (thời gian dài) như: Gây chứng đau nửa đầu, tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, ảnh hưởng tới đường tiêu hoá, tim mạch và kích ứng làn da.
Tác hại của hương liệu được bác sĩ Dr. Jaishree Sharad (Ấn Độ) chia sẻ trên tạp chí “General Secretary of the Cosmetic Dermatology Society of India (2007-2008):
“Hương liệu trong mỹ phẩm có chứa các chất (geraniol, eugenol, citronellol, phthalates…) là nguyên nhân gây dị ứng da, nổi mề đay, phát ban và tăng bệnh lý về sắc tố da”.
3. Danh sách hương liệu KHÔNG an toàn trong mỹ phẩm
Sau đây là danh sách các loại hương liệu KHÔNG an toàn trong mỹ phẩm, khi sử dụng sản phẩm người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng: Acetaldehyde, Benzophenone, BHA, BHT, Benzyl salicylate, Methylene Chloride, MEA…(1) Hương liệu Acetaldehyde
Có tác động xấu tới hệ thống sinh sản và hệ thần kinh, hô hấp. Nghiên cứu Ung thư Quốc tế và Chương trình Chất độc Quốc gia Hoa Kỳ nhận định Acetaldehyde có thể gây ung thư.
(2) Hương liệu Benzophenone
Hương liệu có khả năng gây rối loại nội tiết tốt và gây ung thư, nhất là các loại benzophenone-1 (BP-1) và oxybenzone (BP-3).
(3) Hương liệu Butylated hydroxyanisole (BHA)
Ủy ban Châu Âu về Rối loạn Nội tiết liệt kê Butylated hydroxyanisole - BHA là chất ưu tiên Loại 1 có khả năng gây ung thư.
Chú ý, Butylated hydroxyanisole là một trong những chất thuộc nhóm BHA và không phải là chất đại diện cho toàn bộ nhóm BHA.
(4) Hương liệu Butylated hydroxytoluene (BHT)
Hội nghị các nhà vệ sinh công nghiệp của chính phủ Hoa Kỳ (ACGIH) đã xác định BHT có khả năng kích ứng mắt và da, ảnh hưởng tới hệ hô hấp và đào thải độc tố từ gan.
(5) Hương liệu Benzyl salicylate
Liên minh Châu Âu hạn chế hương liệu Benzyl salicylate xuất hiện trong mỹ phẩm. Nếu có, nhãn hàng mỹ phẩm BẮT BUỘC phải ghi chất Benzyl salicylate này.
(6) Hương liệu Benzyl Benzoate
Liên minh Châu Âu yêu cầu mọi sản phẩm làm đẹp đều phải ghi Benzyl Benzoate (nếu có). Đặc biệt, hạn chế việc sử dụng chất này vì có khả năng gây kích ứng da, mắt và gây châm chích.
(7) Hương liệu Butoxyethanol
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xác nhận Butoxyethanol kích thích ung thư trên động vật. Cả Liên minh Châu Âu và Canada đều hạn chế sử dụng Butoxyethanol (nếu có phải ghi trên nhãn) vì tác dụng phụ kích ứng da, mắt, cổ họng và mũi (nôn mửa, suy gan thận).
(8) Hương liệu Butylphenyl methylpropional/Lilial
Hiệp hội Nước hoa Quốc tế hạn chế Lilial trong thành phần vì khả năng gây mẫn cảm cho da. Điều này cũng được EU đồng tình và áp dụng trong khối liên minh.
(9) Hương liệu Chlorometan (Metyl Clorua)
Bang California Hoa Kỳ liệt kê Chlorometan là chất hạn chế xuất hiện trong mỹ phẩm vì có tác động xấu đến da, thận và gan.
(10) Hương liệu Dichloromethane (Methylene Chloride)
Ủy ban Châu Âu hạn chế và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấm Dichloromethane (methylene chloride) xuất hiện trong thành phần mỹ phẩm lẫn thực phẩm vì có thể biến đổi ADN, gây ung thư.
(11) Hương liệu Diethyl phthalate (DEP)
Có khả năng kích ứng mắt, da và đường hô hấp.
(12) Hương liệu Essential Oil Mixtures (hỗn hợp tinh dầu)
Cơ quan Hương liệu Quốc tế nhận định rằng, mặt dù Essential Oil Mixtures có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng vẫn có thể gây kích ứng da và rối loại nội tiết. Đặc biệt là các gốc tinh dầu tự nhiên từ cam quý hoặc có thành phần tự nhiên nhưng tổng hợp từ chất pulegone hoặc methyleugenol. Đây đều là các chất gây kích ứng, dị ứng không khác các hương liệu tổng hợp từ dầu mỏ.
Hương liệu hỗn hợp tinh dầu thường gặp (không an toàn) như Lavandula angustifolia (tinh dầu oải hương), Rosa damascena (tinh dầu hoa hồng), Dầu Ylang-ylang, Citrus limon (tinh dầu chanh), Citrus sinensis (tinh dầu cam), Citrus tangerine (tinh dầu quýt), Mentha piperita (tinh dầu bạc hà), Cinnamomum (tinh dầu quế) và Citrus aurantifolia hay Citrus medica (tinh dầu chanh cốm).
(13) Hương liệu Eugenol methyl ether (Methyleugenol)
Theo Dự luật 65 của California, Chương trình Chất độc học Quốc gia và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế [47], Methyleugenol có thể gây rối loạn nội tiết, gây ung thư vú (thực nghiệm trên động vật). Methyleugenol cũng là một loại hương liệu tự nhiên nhưng không quá an toàn.
(14) Hương liệu Formaldehyde
Formaldehyde bị cấm tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Thuỵ Điển còn Châu Âu và Canada thì hạn chế vì Formaldehyde có khả năng gây ung thư và rối loạn hệ miễn dịch.
(15) Hương liệu MEA, DEA, TEA – ethanolamines
Chất ethanolamines được liệt kê trong danh sách 15 loại nitrosamine có khả năng gây ung thư cao.
(16) Hương liệu Methanol
Liên minh Châu Âu hạn chế Methanol trong mỹ phẩm và có nhiều quy định khắt khe về nồng độ (dưới 5%).
(17) Hương liệu Oxybenzone (BP-3)
Liên minh Châu Âu hạn chế BP-3 trong mỹ phẩm và có nhiều quy định khắt khe về nồng độ (dưới 10%).
(18) Hương liệu Propylparaben (Propyl p-hydroxybenzoate)
Ở Đan Mạch đã cấp Propyl paraben trong mỹ phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi và EU có quy định nghiêm ngặt về %Propylparaben có trong mỹ phẩm (dưới 2%).
(19) Hương liệu Resorcinol
Resorcinol bị cấm trong các sản phẩm mỹ phẩm Nhật Bản và EU liệt kê Resorcinol là chất gây rối loạn tiết tố, ảnh hưởng chức năng bài tiết.
(20) Hương liệu Styrene
Styrene gây ngộ độc cho hệ thần kinh trung ương và là chất gây rối loạn tiết tố loại I của EU.
(21) Hương liệu xạ hương Synthetic Musks (Tonalide , Galaxolide, Musk Ketone, Musk Xylene)
Synthetic Musks có thể gây rối loạn hệ thống hormone và ảnh hưởng tới hệ bài tiết của cơ thể. Nồng độ Synthetic Musks sẽ được kiểm soát sát sao nếu có mặt trong thành phần mỹ phẩm.
(22) Hương liệu Titanium dioxide (TiO2)
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế liệu Ti02 là hương liệu có thể gây ung thư ở người và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
(23) Hương liệu 1,4-Dioxane
Vào năm 2016, trong danh sách các thành phần hương liệu của IFRA liệt kê 1,4-Dioxane có khả năng tiềm ẩn gây ung thư nhưng không được ghi rõ trong thành phần mỹ phẩm. Do đó, 1,4-Dioxane có thể núp bóng dưới cái tên Fragrance/Perfume.
(24) Hương liệu Ethylbenzene
Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại Ethylbenzene là chất có thể gây ung thư và kích ứng da, mắt, mũi. % Ethylbenzene được hạn chế khi xuất hiện trong mỹ phẩm.
(25) Hương liệu Vinyl axetat
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc ghi nhận Vinyl axetat có thể gây ung thư và kích ứng da.
(26) Hương thơm Butylphenyl methylpropionate
Butylphenyl methylpropionate bị cấm có mặt trong thành phần mỹ phẩm từ năm 2000 (Châu Âu, Canada và Hoa Kỳ). Vì Butylphenyl methylpropionate dễ kích ứng da, gây mẫn cảm mãn tính.
Các thành phần hương liệu KHÔNG an toàn thường gặp nhiều nhất trong mỹ phẩm là Acetaldehyde, Benzophenone, Methanol, Oxybenzone, Propylparaben, Butoxyethanol, Butylated hydroxyanisole/BHA, Butylated hydroxytoluene/BHT, MEA, DEA, TEA – ethanolamine, Benzyl Salicylate, Chlorometan/Methyl chloride, Diethyl phthalate/DEP, Hỗn hợp tinh dầu và Formaldehyde.
4. Giải đáp các câu hỏi về thành phần hương liệu mỹ phẩm
Hương liệu có trong mỹ phẩm sẽ mang lại nhiều tác hại hơn là lợi ích tạo hương thơm đặc trưng và ổn định dung dịch (chống nhũ hóa). Khi mua các sản phẩm làm đẹp, bạn cần chú ý kỹ về thông tin này nhé. SytaReview chúc bạn sớm tìm được loại mỹ phẩm hợp với da nhất.
Nguồn tham khảo: afecosmetics.org, fda.gov