Không phải ai cũng biết về thành phần ZnO - Kẽm oxit là gì và chúng có công dụng như thế nào trong mỹ phẩm. Liệu tác dụng của kẽm oxit có phải luôn luôn là lành tính hay không, hay kẽm oxit cũng có thể gây hại cho da như kích ứng, kích mụn, gây viêm da...
Hãy cùng Syta Review tìm hiểu chi tiết hơn về thành phần ZnO này qua bài viết dưới đây nhé!
Kẽm Oxit Là Gì, Là Thành Phần Vật Lý Hay Hoá Học?
Theo định nghĩa từ Wikipedia, kẽm oxit (ZnO) là hợp chất được tổng hợp từ chất khoáng zincite tự nhiên nên sẽ có màu trắng và là thành phần phổ biến trong dòng sản phẩm chăm sóc da cá nhân. Có thể kể đến như các sản phẩm có chứa kẽm oxit: Kem dưỡng da, kem chống nắng, đồ makeup, sữa rửa mặt, phấn rôm...
Trong đó, kẽm oxit được nhiều người dùng tra cứu nhiều nhất về thành phần có trong kem chống nắng hoặc kem dưỡng da, và trên thực tế thì:
- Kẽm oxit được xem là thành phần chống nắng vật lý tích cực, góp phần nâng cao khả năng bảo vệ làn da dưới các tác động từ tia cực tím UV ngoài môi trường.
- Kẽm oxit góp phần làm giảm quá trình lão hoá sớm cũng như các căn bệnh khác có xuất phát từ nguyên nhân kích ứng "ánh nắng mặt trời".
Tóm lại, kẽm oxit là gì - là thành phần cần thiết trong sản phẩm làm đẹp và chăm sóc dưỡng da. Công dụng chính sẽ xoay quanh việc chống tia UV và bảo vệ làn da một cách tối ưu nhất.
Công Dụng Và Độ An Toàn Kẽm Oxit
1. Công dụng
Theo nghiên cứu, bước sóng tia UVA sẽ dao động từ 320-400 nm còn tia UVB sẽ nằm trong mức 280-320 nm. Trong khoảng này, tia UV sẽ tác động xấu đến làn da, khiến cho làn da dễ bị sạm đen, nám, tàn nhang, chàm và có thể một số bệnh lý khác nữa.
Trong đó, công dụng kẽm oxit sẽ chỉ ngăn chặn được các bước sóng UVA và UVB ngắn (khoảng trên từ 280-320nm), các bước sóng dài hơn thì ZnO không thể ngăn chặn tốt hết 100%. Cho nên ngoài thành phần kẽm oxit, các sản phẩm chống nắng khác sẽ bổ sung thêm thành phần chống nắng vật lý/hoá học để cải thiện tốt nhất khả năng chống nắng.
Ngoài ra, kẽm oxit còn có thêm nhiều công dụng khác nữa:
- Có khả năng kháng khuẩn, không làm bít tắc lỗ chân lông (do kích thước ZnO ở dạng nano nên rất rất nhỏ - 16nm). Cũng chính điều này khiến cho ZnO khi thoa lên da thẩm thấu rất nhanh và không để lại vệt trắng.
- Làm dịu da (không kích ứng da, không kích mụn ẩn, không kích mẩn đỏ) và phù hợp cho những làn da cực kỳ nhạy cảm như bệnh vảy nến, bệnh chàm, rosacea...
- Có khả năng phục hồi làn da tổn thương do bị cháy nắng và làm giảm tình trạng thâm nám.
Như vậy, kẽm oxit rất lành tính, vừa có hiệu quả chống nắng và vừa không gây kích ứng da ngay cả làn da vô cùng nhạy cảm.
Bên cạnh việc ZnO là thành phần chính trong mỹ phẩm. Kẽm oxit đôi khi còn được dùng với liều lượng rất nhỏ (dưới 1%). Khi đó, ZnO được xem như một chất độn hoặc chất tạo màu cho mỹ phẩm.
2. An toàn
Theo Hiệp hội FDA Hoa Kỳ, thành phần kẽm oxit trong mỹ phẩm được phê duyệt là thành phần an toàn nếu tuân thủ theo quy định 21 CFR-73: Nồng độ ZnO dưới 25%, ZnO được ghi rõ trong tem nhãn thành phần, mỹ phẩm ghi rõ công dụng và hạn chế với nhóm đối tượng không phù hợp.
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM "AN TOÀN" TỪ EWG.ORG:
Kẽm oxit (ZnO) có thang điểm 1-3, là một chất vô cơ có công dụng tạo màu và chống nắng (có khả năng kích ứng nhẹ).
Đến tháng 9/2021, FDA đã xem xét lại về đề xuất đưa ZnO vào danh sách thành phần mỹ phẩm an toàn GRAS và đã được thông qua. Điều này cũng được Hội đồng chuyên gia an toàn mỹ phẩm CIR công nhận là an toàn.
Tính đến năm 2023, danh sách các nước chấp nhận thành phần ZnO có trong mỹ phẩm bao gồm Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc và Mỹ.
Có nhiều lo ngại về tác hại chất kẽm oxit xuất phát từ nguyên nhân các hạt ZnO khi hít phải có khả năng gây ra bệnh viêm phổi. Điều này đã được Uỷ ban Khoa học về An toàn Người tiêu dùng SCCS (thuộc EU) đã kiểm chúng nhưng KHÔNG xác định mối nguy hại cho phổi. Tuy nhiên, SCCS đề xuất phải kiểm định % ZnO ở trong mức dưới 25% để đảm bảo an toàn hơn cho người dùng.
Bà Bầu Nên Dùng Mỹ Phẩm Có Chứa Kẽm Oxit Không?
Theo drugs.com, vấn đề về bà bầu nên sử dụng mỹ phẩm có chứa kẽm oxit không, câu trả lời không thực sự rõ ràng. Không có cơ sở ghi nhận về việc kẽm oxit khuyên dùng được cho bà bầu, dù ZnO nằm trong danh mục mỹ phẩm an toàn GRASE.
Với những mẹ bầu đang mang thai:
Cơ quan Quản lý Sản phẩm Trị liệu TGA của Úc ghi kẽm oxit "không nên dùng" - Exempt.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA ghi "không chỉ định" - Not assigned, dùng theo khuyến cáo của bác sĩ.
- Cơ quan Quản lý Sản phẩm Trị liệu TGA ghi "không có dữ liệu nghiên cứu" - Data not available.
- Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA "không có dữ liệu nghiên cứu" - Data not available.
Tóm lại vì sức khỏe mẹ bầu và con nhỏ, trước khi dùng mỹ phẩm có chứa ZnO, các bạn nên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn mỹ phẩm phù hợp nhất nhé!
→ Xem thêm: Thành phần mỹ phẩm bà bầu nên tránh
Trong phấn rôm có thành phần ZnO và trong kem chống nắng cho trẻ nhỏ cũng chứa ZnO. Nhưng điểm khác ở đây là 2 sản phẩm này vẫn được dùng cho trẻ vì ZnO được xem là thành phần chống nắng vô cùng an toàn cho làn da của trẻ nhỏ. Tuy vậy các mẹ cũng nên tìm những sản phẩm đã được kiểm chứng và có thương hiệu nổi tiếng nhé!
5. Kết luận
Chúng tôi hy vọng thông tin về thành phần kẽm oxit là gì sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công dụng cũng như độ lành tính của chất này. Đừng quên hãy theo dõi thêm chủ đề làm đẹp Syta Review để đón đọc những bài viết hay nhất nhé!
Bạn có thể tham các chất chống nắng khác ngoài "kẽm oxit" với nồng độ % được FDA quy định như sau:
- Avobenzone có nồng độ an toàn dưới 3%.
- PABA có nồng độ an toàn dưới 5%.
- Oxybenzone có nồng độ an toàn dưới 6%.
- Octinoxate có nồng độ an toàn dưới 7.5%.
- Tinosorb có nồng độ an toàn dưới 10%.
- Octocrylene có nồng độ an toàn dưới 10%.
- Titanium Dioxide có nồng độ an toàn dưới 25%.
Nguồn tham khảo en.wikipedia.org, fda.org, ewg.org.
[…] các dòng kem chống nắng chứa ZnO được biết đến là an toàn và chống tia UVA, UVB cực […]
[…] thể kể đến như: Avobenzone, Zinc Oxide, Titanium Dioxide, Tinosorb S và Tinosorb M, […]
[…] https://sytareview.com/kem-oxit-la-gi/ […]