Octocrylene là gì, 95% không an toàn nếu Octocrylene...?
Octocrylene là gì mà tại sao được mệnh danh là top thành phần quan trọng cần có trong mỹ phẩm chống nắng? Phải chăng Octocrylene an toàn tuyệt đối hay Octocrylene phải tuân thủ những quy định nào mới được xem là an toàn?
Và để tìm hiểu chi tiết nhất về công dụng của Octocrylene là gì trong mỹ phẩm/kem chống nắng. Các bạn hãy đồng hành cùng SytaReview tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thành phần chống nắng hoá học Octocrylene là gì?
Theo chia sẻ từ các chuyên gia Da liễu Hoa Kỳ, Octocrylene là gì - Octocrylene hợp chất hoá học tổng hợp và được xếp vào loại thành phần chống nắng hoá học.
Do đó, thành phần Octocrylene thường được thêm vào các dòng sản phẩm có khả năng chống nắng (kem chống nắng, sữa dưỡng thể, kem đi biển, kem phủ trang điểm...). Và, kem chống nắng là sản phẩm có sự xuất hiện nhiều nhất của thành phần chống nắng đặc biệt này.
Octocrylene cùng với Oxybenzone, Octinoxate, Avobenzone đều là những thành phần top chống nắng hoá học phổ biến nhất hiện nay. Điểm khác biệt giữa các thành phần này là khả năng hấp thụ tia UV và nồng độ an toàn được quy định bởi FDA Hoa Kỳ.
Chẳng hạn như, Oxybenzone có khả năng chống tốt 2 loại tia UVB, UVA II và có nồng độ an toàn 2-6%. Hay, Octinoxate (Octyl Methoxycinnamate) có khả năng chống tia UVB tốt nhất và nồng độ an toàn tối đa 7.5%. Còn Avobenzone có khả năng chống tia tốt nhất UVA I & UVA II và nồng độ an toàn chỉ mức 2-3%.
Ngoài nồng độ kể trên, các chất chống nắng hoá học có khả năng gây ra các bệnh lý tiềm ẩn (kích thích ung thư phát triển). Do đó, FDA đã yêu cầu kỹ lưỡng các hãng mỹ phẩm phải kiểm soát kỹ càng sản phẩm chống nắng trước khi tung ra thị trường.
2. Nồng độ an toàn Octocrylene là gì, là bao nhiêu?
Nghiên cứu Octocrylene về tính an toàn
Theo khảo sát từ healthline.com (2016), trong 1.000 người tham gia cuộc khảo sát ra mắt sản phẩm kem chống nắng có chứa Octocrylene. Trong đó có hơn 95% người được hỏi không biết về ngưỡng an toàn của sản phẩm mình đang dùng.
Và mãi đến năm 2019, FDA đã công bố đầy đủ các nghiên cứu về việc sử dụng Octocrylene là gì. Khi đó, Octocrylene chính thức trở thành thành phần mỹ phẩm chống nắng an toàn.
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM "AN TOÀN" TỪ EWG.ORG:
Octocrylene có thang điểm 1-2 và là thành phần phổ biến trong các sản phẩm chống nắng phổ rộng (tia UVA, UVB).
Cập nhật về tính an toàn của thành phần chống nắng hoá học Octocrylene
Nhưng điều này không kéo dài được lâu, vì trong báo cáo được bổ sung bởi Uỷ ban khoa học An toàn Người Tiêu Dùng SCCS của EU. Trong báo, Hội đồng Chuyên gia về An toàn Thành phần Mỹ phẩm (Expert Panel) và SCCS đã thu thập tài liệu và đưa ra kết luận vào tháng 6/2021 như sau:
- Octocrylene có khả năng chống tia UVB tốt nhất, các tia UVA không được cao.
- Thành phần Octocrylene tối đa trong mỹ phẩm là 10%.
- Thành phần Octocrylene có trong kem/sữa dưỡng thể, xịt chống nắng, kem chống nắng và son môi, sơn móng tay.
Tuy nhiên, Octocrylene được khuyến cáo thêm và không vượt qua ngưỡng an toàn 9%. Cụ thể, khi dùng mỹ phẩm chứa Octocrylene, tất cả % các mỹ phẩm cùng dùng lên da không được vượt quá 9% mới được xem là an toàn.
Sau đó khoảng 3 tháng, tức vào ngày 27/09/2021, FDA đưa ra thông cáo quan trọng. Đó là, Octocrylene không được xem là thành phần an toàn và bị gạch tên ra khỏi danh sách mỹ phẩm an toàn GRASE. Kèm theo đó là vẫn cho phép các hãng mỹ phẩm bán ra thành phần này nhưng với nhiều điều kiện an toàn kể trên.
Nồng độ Octocrylene được phê duyệt an toàn tại các nước khác như Nhật Bản, Canada và Úc. Thành phần Octocrylene max cũng vượt quá 10%.
3. Công dụng và tác dụng phụ mỹ phẩm chứa Octocrylene
Công dụng
Trong mỹ phẩm nói chung, kem chống nắng nói riêng, Octocrylene có hai tác dụng chính. Một là tác dụng về khả năng chống tia UV và hai là tác dụng giữ ổn định cấu trúc mỹ ohaamr.
- Về khả năng chống tia UV, Octocrylene có khả năng chống tia UVB là chính. Cho nên, Octocrylene thường được bổ sung thêm các thành phần chống nắng hoá học khác có khả năng chống tia UVA là chính như Ecamsule/Mexoryl TM SX (UVA II), Avobenzone (UVA I, UVA II), Meradimate (UVA II).
- Về khả năng ổn định thành phần mỹ phẩm, Octocrylene giữ cho mỹ phẩm không bị nhũ tương (phân tầng lớp dầu, nước và thành phần khác). Đồng thời Octocrylene cũng tăng khả năng ổn định phân tử tổng hợp, giúp mỹ phẩm có thời gian sử dụng sau khi mở nắp (Hạn dùng PAO) lâu dài hơn.
Tác dụng phụ
Và thực tế kích thước Octocrylene là gì - Octocrylene có kích thước rất nhỏ dưới 500 Dalton nên dễ dàng hấp thụ qua da. Chính điều này gây lên tác dụng phụ khi dùng mỹ phẩm có chứa Octocrylene.
Khi vào trong cơ thể, Octocrylene sẽ phản ứng với nhiều tế bào và các chất trong cơ thể. Dẫn đến tình trạng sản sinh độc tích hoặc thay đổi trình từ gen ADN, rất nguy hại. Đây cũng chính là kích ứng nguy hiểm, các bạn trước khi dùng mỹ phẩm có chứa Octocrylene nên cân nhắc.
Vậy nên, Octocrylene là một trong số những chất chống nắng không được khuyến khích dùng cho mẹ bầu hay mẹ bỉm sữa.
Có thể nói rằng, nhiều hãng mỹ phẩm quảng cáo Octocrylene làm suy giảm các gốc tế bào tự do nên có khả năng chống lão hoá. Điều này không sai nhưng cũng không đúng.
Chính xác là, Octocrylene làm giảm các tế bào oxygen hoạt động trên bề mặt da nên mới có tác dụng chống lão hoá. Nhưng sau khi vào cơ thể, Octocrylene lại gia tăng các tế bào gốc tự do - Nguyên nhân chính khiến cho cơ thể phát sinh những tế bào ung thư.
4. Kết luận
Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về thành phần Octocrylene là gì trong mỹ phẩm. Đừng quên, nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm các thành phần chống nắng khác. Hãy truy cập vào SytaReview mục tra cứu để xem sớm nhất nhé!
Bài viết liên quan về độ an toàn chất chống nắng quy định bởi FDA:
- Avobenzone dưới 3%.
- PABA dưới 5%.
- Oxybenzone dưới 6%.
- Octinoxate dưới 7.5%.
- Tinosorb dưới 10%.
- Kẽm Oxit dưới 25%.
- Titanium Dioxide dưới 25%.
Nguồn tham khảo Wikipedia.org, cosmeticsinfo.org, healthline.com, ewg.org.