PABA là gì hiện là chủ đề gây "tranh cãi" hót khi nhiều mỹ phẩm chăm sóc da đều có chứa thành phần này. Điều này cũng dấy lên lo ngại về tính an toàn của PABA và e ngại khi sử dụng cho da mặt.
Vậy thực tế hoạt chất PABA trong mỹ phẩm có công dụng và tác dụng phụ như thế nào? Để hiểu rõ chi tiết về thành phần chống nắng hoá học này, các bạn hãy cùng SytaReview tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thành phần PABA là gì?
Theo định nghĩa từ Wikipedia, PABA là gì - PABA là thành phần tổng hợp hữu cơ và có tác dụng với làn da. Còn theo định nghĩa FDA Hoa Kỳ, PABA là một trong những thành phần chống nắng hoá học phổ biến hiện nay.
Ngoài cái tên PABA, PABA còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như Aminobenzoic acid, Para-aminobenzoic acid hoặc Acid para-aminobenzoic. Trên thực tế, nhiều người lầm tưởng PABA là Vitamin B10. Nhưng sự thực hoàn toàn ngược lại, PABA chỉ là 1 phần nhỏ trong phức hợp của nhóm chất Vitamin B10, KHÔNG đại diện cho thành phần Vitamin này.
2. Sự e ngại khi dùng mỹ phẩm có chứa PABA là từ đâu?
Có nhiều lý do khiến cho người dùng e ngại các mỹ phẩm có chứa hợp chất PABA nói chung. Theo diễn đàn healthline.com, một cuộc khảo sát đã được chỉ ra rằng, lỗi lo của người dùng PABA là gì như sau.
Thứ nhất, PABA đã không còn nằm trong danh sách mỹ phẩm an toàn GRASE.
Trước năm 2019, Cục quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ FDA đã phê duyệt PABA là một trong những thành phần chống nắng an toàn khi dùng ở nồng độ dưới 15%.
Nhưng trong quá trình thu thập cơ sở dữ liệu về việc phản ánh của người dùng và các tài liệu khác có liên quan. PABA thực chất có nhiều rủi ro liên quan tới sức khoẻ. Và, FDA đã cân nhắc điều này nên đã đưa PABA vào danh sách hoạt chất chống nắng loại II - Nhóm chất có khả năng ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Chính thức vào năm 2019, PABA đã được gạch tên trong danh sách mỹ phẩm an toàn GRASE. Cùng với đó FDA đã đưa ra 34 phản ứng mẫn cảm liên quan khi sử dụng mỹ phẩm có chứa chất PABA. PABA cũng từ đang được liệt vào danh sách thành phần mỹ phẩm có xuất hiện tác dụng phụ - Danh sách FAERS.
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM "AN TOÀN" TỪ EWG.ORG:
PABA có thang điểm 5, có khả năng gây kích ứng da (viêm da dị ứng), nhạy cảm với tia UV.
Điểm chú ý trong bảng báo cáo được đề xuất bởi FDA vào năm 2019. Tất cả các sản phẩm và các trường hợp kích ứng da do PABA đều có nồng độ 8% hoặc cao hơn thêm 1%-2%. Vì vậy tính đến hiện tại, FDA cho biết hơn 700 nhãn hiệu kem chống nắng lớn nhỏ tại Hoa Kỳ KHÔNG có PABA trong bảng thành phần sử dụng (chỉ áp dụng cho thị trường mỹ phẩm Hoa Kỳ).
Thứ hai, nhiều quốc gia khác cũng đưa thông tin về PABA không tốt
Các ngành mỹ phẩm nổi tiếng thế giới tại hai khu vực EU và Canada đều đã đưa PABA vào danh sách mỹ phẩm bị cấm. Nguyên nhân là vì tác dụng phụ của PABA có khả năng gây ra các bệnh lý ung thư tiềm tàng.
Mặt khác, các quốc gia này cũng đang cập nhật các trường hợp kích ứng lẫn tác dụng phụ. Mục đích để hoàn thiện cơ sở đánh giá mỹ phẩm về thành phần PABA. Qua đó, mang đến thông tin chính xác nhất cho người dùng tại hai quốc gia và vùng lãnh thổ EU, Canada.
Hiệu quả chống nắng của PABA không thực sự cao
Có thể bạn chưa biết, tia UV hiện nay được chia làm UVB và UVA. Trong đó, tia UVB có bước sóng ngắn từ 280-310nm và có tác hại là gây lão hoá da, về lâu dài mới gây ung thư da.
Nhưng tia UVA thì khác, UVA có bước sóng dài 310-400nm và có tác hại nghiêm trọng hơn. Mặc dù kích ứng da ban đầu chỉ là rám nắng hoặc mẩn đỏ. Nhưng càng về sau, tia UVA có khả năng tăng tốc độ lão hoá nhanh hơn và cũng gây ung thư da sớm hơn so với UVB.
Nhìn chung thì tia UVA có hại nhiều hơn UVB. Tuy nhiên, thành phần PABA lại có khả năng chống tia UVB là chính, còn tia UVA thì hầu như rất ít. Hiệu quả chống nắng UV của kem chống nắng PABA thấp hơn nhiều so với các dòng mỹ phẩm khác.
PABA chống chỉ định người dùng
Có nhiều đối tượng không được khuyến khích khi sử dụng PABA là gì. Có thể kể đến như những người có làn da mẫn cảm với Acid para-aminobenzoic hoặc ánh sáng (chỉ cần tiếp xúc với nắng là mẩn đỏ hay ngứa, nổi mề đay...).
Ngay cả những người có tiền sử mẫn cảm với những loại chất khác như chất bảo quản, thuốc nhuộm... cũng có tỷ lệ nhỏ xuất hiện tác dụng phụ. Đặc biệt, phụ nữ có thai và cho con bú KHÔNG khuyến khích sử dụng thành phần có chứa PABA.
3. Vậy có nên sử dụng PABA không, những đối tượng nên dùng PABA là gì?
Tác dụng chính của PABA trong kem chống nắng là ngăn chặn tia UVB và một phần nhỏ tia UVA xâm nhập vào tầng mô của tế bào da. Đât cũng là công dụng duy nhất của PABA trong bộ sản phẩm chăm sóc da như đồ make up, kem dưỡng trắng da...
Vậy, việc sử dụng mỹ phẩm chống nắng PABA có nên khuyến khích hay không? Câu trả lời dựa vào mức độ hiểu biết của bạn và cách bạn chọn sản phẩm, chẳng hạn như:
- Bạn chọn những mỹ phẩm chống nắng hoá học giá rẻ, có thương hiệu -> Mỹ phẩm chứa PABA sẽ là sự lựa chọn hợp lý.
- Bạn chọn những mỹ phẩm có khả năng chống nắng với thời gian dài và mức giá rẻ -> Mỹ phẩm chứa PABA cũng là 1 option chọn cực kỳ tốt.
- Bạn chọn mỹ phẩm chứa PABA lành tính với da mụn, da nhạy cảm -> Mỹ phẩm chứa PABA cần phải cân nhắc thêm nhiều.
4. Kết luận
Tóm lại, thành phần PABA có công dụng là chống nắng nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ. Thành phần này sẽ an toàn hơn cho người dùng nếu thông tin sản phẩm ghi rõ % PABA (dưới 5% là tốt nhất) và có bổ sung thêm các chất chống nắng vật lý/hoá học khác.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu đúng và đủ về vấn đề PABA là gì? Và nhớ bấm theo dõi các bài viết tra cứu mỹ phẩm của SytaReview để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức làm đẹp hay và bổ ích khác nữa nhé!
Tham khảo các chất có khả năng chống nắng nhưng an toàn hơn PABA:
- Hoá học Avobenzone
- Hoá học Tinosorb
- Hoá học Octocrylene
- Vật lý Titanium Dioxide
- Vật lý Kẽm Oxit
Nguồn tham khảo: cosmeticsinfo.org, vinmec.com, ewg.org