Chất Propylparaben có hại không, HẠI ở điểm gì?

Tác giả: sythanh
Tháng sáu 5, 2023

Chủ đề về chất Propylparaben có hại không hay Paraben trong mỹ phẩm có công dụng và tác hại như thế nào, luôn nhận được sự quan tâm từ những bạn yêu thích "cái đẹp".

Vậy, có phải Propylparaben hay Paraben trong mỹ phẩm đều độc hại hay không? Hãy cùng SytaReview tìm hiểu ngay qua bài viết về chủ đề sức khoẻ và làm đẹp các chất Methylparaben - Ethylparaben - Propylparaben dưới đây.

1. Hiểu đúng về chất Propylparaben là gì?

Chất Propylparaben trong mỹ phẩm là gì

Chất Propylparaben trong mỹ phẩm là gì

Chất Propylparaben là gì trong mỹ phẩm - Là một trong những chất bảo quản thường gặp (thuộc nhóm Paraben) trong các dòng sản phẩm chăm sóc da nói chung (sữa rửa mặt, nước tẩy trang).

Tuy nhiên, chất Propylparaben (không mùi) này hiện được có nhiều quan điểm trái chiều nhau. Một trong số đó là những quan điểm CHƯA "đúng" về chất bảo quản này như:

  • Dùng mỹ phẩm chứa Propylparaben sẽ KÍCH THÍCH ung thu.
  • Mỹ phẩm chứa Propylparaben đều là các dòng KHÔNG lành tính.
  • Propylparaben gây ra RỐI LOẠN tiết tố và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
  • Nếu không có Paraben hoặc Propylparaben tức là mỹ phẩm không có CHẤT BẢO QUẢN.

Để nói chính xác và đúng hơn về Propylparaben thì cần thay đổi các quan điểm trên như sau.

Thứ nhất

CHƯA có tài liệu rõ ràng về việc nghiên cứu chất Propylparaben trong mỹ phẩm là nguyên nhân kích thích ung thư. Điều này được xác thực bởi cơ quan FDA của Mỹ.

Thứ hai

Có rất nhiều dòng mỹ phẩm lành tính có chứa chất Propylparaben, Methylparaben, Ethylparaben... hoặc Paraben khác nhưng đã được cấp chứng nhận là AN TOÀNLÀNH TÍNH. Nguyên nhân là vì nồng độ Propylparaben nói chung có trong mỹ phẩm đạt yêu cầu kiểm định dưới 0.3% trên tổng định lượng mỹ phẩm.

Thứ ba

Propylparaben gây ra rối loạn tiết tố và giảm số lượng tinh trùng là nghiên cứu của Viện Tokyo trong tựa đề "Effects of propylparaben on the male reproductive system". 

Trong nghiên cứu này chỉ ra khả năng Propylparaben có thể tác động lên cơ thể con người khi nạp quá nhiều Propylparaben trong cùng 1 ngày (nghiên cứu trên thực phẩm và mỹ phẩm có thành phần Propylparaben). Các sản phẩm nghiên cứu có nồng độ Propylparaben trên 25%.

Thứ tư

Nếu không có Propylparaben/Paraben, mỹ phẩm vẫn sẽ có chất bảo quản. Tuy nhiên, các gốc bảo quản này lành tính hơn và có quy định nồng độ an toàn khắt khe hơn (chiết xuất từ thực vật).

Ví dụ các chất bảo quản an toàn: BENZOIC ACID hoặc muối Benzoate (dưới 2%), Sorbic acid Kali/ Potassium Sorbate (dưới 0.1%), BEE PROPOLIS (dưới 10%), PHENOXYETHANOL (dưới 1%), CAPRYLHYDROXAMIC ACID (dưới 0.25%) và một số chất khác.

Tóm lại, chất Propylparaben là chất bảo quản trong mỹ phẩm và thực phẩm. Đây là chất được các nhà sản xuất dùng rất nhiều với mục đích là bảo quản sản phẩm có chất lượng ổn định và tăng thời gian sử dụng. Riêng về tính an toàn - kích ứng có hại, vẫn còn là điều gây tranh cãi.

Methylparaben, Ethylparaben Propylparaben đều là chất paraben phổ biến trong mỹ phẩm. Ba chất này có các đặc tính có phần giống nhau về cả điểm lợi lẫn có hại.

2. Công dụng của chất Propylparaben

Công dụng chất Propylparaben trong mỹ phẩm là gì

Công dụng chất Propylparaben trong mỹ phẩm là gì

Propylparaben là chất có nhiều công dụng và mức phí nguyên liệu rất rẻ nên được các hãng mỹ phẩm lựa chọn rất nhiều. Công dụng chính của Propylparaben trong mỹ phẩm là diệt nấm mốc, diệt vi khuẩn và kháng khuẩn, giúp cho sản phẩm an toàn hơn với người sử dụng.

Đặc biệt, trong thành phần mỹ phẩm có chứa các dung môi như dầu khoáng, nước, các gốc Carbohydrate, Peptide... là môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu không có Paraben, các thành phần sẽ tự động sản sinh vi khuẩn, khi dùng lên da sẽ nhiễm khuẩn. Đồng thời, hạn sử dụng mỹ phẩm rất nhanh hết, nhất là lúc khiu mỹ phẩm dùng, hạn càng ngắn hơn.

Propylparaben có cấu trúc tương tự như Axit p-hydroxybenzoic (PHBA) tự nhiên nên sẽ phân huỷ khi tác dụng với môi trường chứa oxi. Có nghĩa là, Propylparaben/Paraben sẽ phân huỷ chuyển hóa hành PHBA khi dùng lên da.

Chất này sẽ thẩm thấu vào làn da, qua đường tiêu hoá và bài tiết ra ngoài. Do đó Propylparaben trong mỹ phẩm hoặc thực phẩm về cơ bản đều có quá trình thẩm thấu giống nhau (hấp thụ - bài tiết).

Tuy nhiên, ở mức độ thấp sẽ bài tiết hết nhưng Propylparaben ở mức độ cao, có thể cơ thể không bài tiết được HOÀN TOÀN.

Chú ý, Propylparaben là chất bảo quản và KHÔNG có tác dụng làm đẹp. Khi bạn thấy sản phẩm nào quảng cáo chất Propylparaben hỗ trợ làm đẹp da, mịn da... thông tin đó thiếu căn cứ chính xác.

3. Liệu chất Propylparaben có hại không, căn cứ nào chứng minh?

Chất Propylparaben có hại không

Chất Propylparaben có hại không

Sau đây là các nghiên cứu chứng minh Propylparaben có hại không. Mỗi căn cứ sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về tác dụng phụ của Propylparaben có thể sẽ xảy ra. 

Vào năm 2004, Tiến sĩ Philippa Darbre người Anh đã tìm thấy trong các tế bào ung thư vú cho chứa các thành phần Paraben nói chung. Nghiên cứu này chỉ ra, Paraben sẽ kích hoạt Estrogen bất thường và tăng khả năng phơi nhiễm tia UV, tia hồng ngoại từ ánh nắng mặt trời.

Nghiên cứu này cũng  khiến cho ngành mỹ phẩm Châu Âu suy giảm doanh số và bắt đầu phát triển mỹ phẩm không có chứa Paraben hoặc có chất bảo quản khác lành tình hơn (chiết xuất từ thực vật).

Ngoài ra:

  • Vào năm 2005, Cosmetic Ingredient Review đã xác thực lại nghiên cứu và chứng thực Paraben vẫn có thể gây tác động tới sức khoẻ (nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu và phục nữ và trẻ em). Nồng độ Propylparaben trong mỹ phẩm an toàn được khuyến cáo để tránh tác động xấu tới sức khoẻ là dưới 0.3%.
  • Hội đồng chuyên gia CIR đã xem xét quá trình chuyển hoá của các chất Paraben lên da. Trong đó chỉ 1% Paraben chưa chuyển hoá mới được cơ thể hấp thu. Với phần trăm này, cơ thể có thể bài tiết hoàn toàn Paraben khỏi cơ thể.
  • Trong danh sách GRAS - Chất an toàn được cung cấp bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) sẽ có các chất Paraben là Butyl-paraben, Methyl-paraben và Propyl-paraben. Các chất này được cấp phép nồng độ dưới 1% là an toàn - lành tính.
  • Theo quy định mỹ phẩm EU - SCCP, chất Paraben có nồng độ an toàn dưới 0.4% và có thể lên đến 0.8% (dành cho các dòng mỹ phẩm đặc thù).
  • Theo hiệp hội chuyên gia FAO/WHO, mức Paraben cơ thể hàng ngày hấp thu KHÔNG ảnh hưởng tới sức khoẻ là dưới 10mg/trọng lượng cơ thể. Nếu vượt quá, cơ thể sẽ tích trữ Paraben và gây tình trạng phơi nhiễm Paraben (có thể gây ung thư).

Đặc biệt, vì tính chất "Paraben không rõ ràng về khả năng gây ung thư", nên FDA khuyến cáo người dùng là phụ nữ mang thai/cho con bú và trẻ em KHÔNG nên sử dụng các dòng mỹ phẩm có chứa Paraben.

Xem thêm: Thành phần mỹ phẩm bà bầu nên tránh

1.png

ĐÁNH GIÁ ĐIỂM "AN TOÀN" TỪ EWG.ORG:

Propylparaben có thang điểm 9, thuộc nhóm chất bảo quản có khả năng gây rối loạn nội tiết tố (độc tính cao)

2.png


4. Kết luận

Các nghiên cứu về Paraben nói chung, Propylparaben có hại không nói chung đều khẳng định 2 chiều. Một chiều an toàn nếu mỹ phẩm có nồng độ Propylparaben cho phép. Chiều còn lại nguy hại nếu mỹ phẩm có nồng độ Propylparaben quá cao hoặc Propylparaben sẽ kích ứng với làn da nhạy cảm (da mụn, da đang điều trị, da nhạy cảm).

Chủ đề liên quan có thể bạn sẽ thích:

Nguồn tham khảo: nhathuoclongchau.com.vn, cosmeticsinfo.org, ewg.org

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Tham khảo thêm:

Lauric Acid là gì (Axit Lauric)

(Axit Lauric) Lauric Acid là gì – Giải Đáp Mới Nhất

thành phần Homosalate là gì

Homosalate là gì chống nắng hoá học UVB

Thành phần Allantoin

Thành phần Allantoin hay ADA là gì (mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da)

Thành phần Iron Oxides là chất tạo màu trong mỹ phẩm

Thành phần Iron Oxides (CI 77489, CI 77491, CI 77492, CI 77499)

thành phần Resveratrol là gì

Thành phần Resveratrol là gì?

thành phần Arbutin là gì

Thành phần Arbutin là gì? Hiệu quả trắng da Alpha-Arbutin và Beta-Arbutin

About Sỹ thanh 

Sỹ Thanh đã có hơn 5+ năm kinh nghiệm với vai trò Marketing Manager tại các công ty hàng đầu hiện nay (FPT Long Châu, Thiết Bị Y Tế 24h, Cty Dược Sài Gòn...). Anh đã tốt nghiệp UEH chuyên ngành Quản trị Marketing (2018) và hiện theo học VB-II tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur (2023) để củng cố kiến thức chuyên môn. Hy vọng những chia sẻ đến từ anh sẽ giúp ích được cho cộng đồng phát triển hơn.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x