Chất Sodium Lauryl Sulfate là gì mà tại sao những người "kén chọn" mỹ phẩm lại không ưa thành phần này đến vậy?
Phải chăng Sodium Lauryl Sulfate là chất có hại với làn da người sử dụng hoặc có thể gây kích ứng lên da? Hãy cùng SytaReview tìm hiểu ngay công dụng và tác hại của chất này qua bài viết dưới đây.
1. Hiểu đúng về chất Sodium Lauryl Sulfate là gì?
Thực chất Sodium Lauryl Sulfate là chất tổng hợp trong mỹ phẩm nói chung có tác dụng chính là chất tẩy rửa, chất làm đặc dung dịch và là chất nhũ hoá (tạo bọt, chống phân tách nước và dầu có trong mỹ phẩm).
Và, Sodium Lauryl Sulfate được người dùng viết tắt là chất nhũ hoá SLS. Xét về nguồn gốc, Sodium Lauryl Sulfate là chất được tổng hợp từ gốc Sulfate tự nhiên/tổng hợp. Do đó, bản chất của SLS sẽ có hai tác dụng trái chiều nhau:
- Một, tác dụng có LỢI khi hỗ trợ làm sạch bề mặt da một cách hiệu quả cao (bụi bặm, dầu nhờn, lớp trang điểm...) và bảo vệ cấu trúc phân tử mỹ phẩm. Từ đó, SLS sẽ giữ được hiệu quả công dụng của mỹ phẩm lâu dài hơn.
- Hai, tác dụng có HẠI khi có thể gây kích ứng cho da và cả tai mắt mũi lẫn miệng.
Vậy, Sodium Lauryl Sulfate có tác hại như thế nào và cơ sở nào chứng minh đó là sự thật? Các bạn hãy tiếp tục tìm hiểu thêm qua phần tiếp theo đây để hiểu rõ SLS là gì.
2. Đánh giá tính an toàn của chất Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm
Không khó để tìm ra chất Sodium Lauryl Sulfate trong 90% thị phần ngành mỹ phẩm: Kem đánh răng, dầu gội đầu, sữa rửa mặt…Tuy nhiên, mỗi thương hiệu sẽ quy định nồng độ SLS khác nhau.
Chẳng hạn như:
Dòng sữa rửa mặt nói riêng, mỹ phẩm chăm sóc da nói chung sẽ quy định SLS an toàn khi nồng độ trong ngưỡng 1-2%.
Dòng dầu gội đầu, sữa tắm toàn thân sẽ quy định nồng độ SLS từ 10-15%.
Dòng kem đánh răng không có quy định rõ ràng, nhưng theo báo cáo Colgate, phần trăm SLS được giảm dưới 85% là an toàn.
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM "AN TOÀN" TỪ EWG.ORG:
Sodium Lauryl Sulfate có thang điểm 1-2. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì các sản phẩm được kiểm chứng tại EWG có chứa SLS đều đảm bảo % an toàn.
Nghiên cứu chung về tác hại của Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác hại của Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm. Các nghiên cứu này đều đi đến quan điểm chung là Sodium Lauryl Sulfate có thể gây hại cho người sử dụng.
Nghiên cứu 01 trích từ báo cáo của tác giả Löffler H và Happle R 2003
Nghiên cứu 02 trích Tạp chí da liễu 2008 từ các tác giả Torma H, Lindberg M, Berne B
Cùng 2 quan điểm trên, vào năm 2014 Hiệp hội Da liễu Hoa kỳ chính thức xác thực khả năng kích ứng da khi sử dụng Sodium Lauryl Sulfate VƯỢT QUÁ nồng độ cho phép. Nhất là làn da nhạy cảm, da bị bệnh chàm, viêm da, da mụn... sẽ dễ bị kích ứng mẩn đỏ hơn hẳn làn da thông thường.
Trong năm 2014, Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã quy định các mỹ phẩm có Sodium Lauryl Sulfate dùng để chăm sóc da phải có nồng độ dưới 1%.
Tổng hợp lại, tác hại của Sodium Lauryl Sulfate là phá vỡ sự cân bằng của làn da, khiến da dễ bị vi khuẩn tấn công và có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm.
Nghiên cứu thực chứng từng tác hại của Sodium Lauryl Sulfate
Tác hại của Sodium Lauryl Sulfate đã được nghiên cứu và thực chứng rất nhiều từ các nguồn khác nhau. Có thể kể đến như (CIR, Lens and Eye Toxicity Research, FDA...) về các tác hại như rụng tóc, kích ứng mắt, kích ứng da và có thể ăn mòn da nhanh chóng.
Gây rụng tóc
Theo báo cáo Hội đồng Y khoa Hoa Kỳ vào năm 2015, Sodium Lauryl Sulfate sẽ không gây rụng tóc nếu nồng độ đạt ngưỡng cho phép dưới 15% (dầu gội đầu) và các sản phẩm chăm sóc da khác dưới 2%.
Gây kích ứng mắt
Trên thực tế, nếu Sodium Lauryl Sulfate có nồng độ trên 10% mới gây kích ứng mắt, mũi và miệng. Còn nếu dưới 10% thì điều này CHƯA ĐÚNG (Đăng trên tạp chí Lens and Eye Toxicity Research 2005).
Kích ứng da
Bài test áp bì (patch test) là bài kiểm tra phổ biến mỹ phẩm chăm sóc da. Khi thực hiện bài test này ở nồng độ SLS 1-2% trong 24h và có kết quả như sau: Ở 1%, SLS không kích ứng với cả làn da nhạy cảm; Ở 2%, SLS có thể kích ứng với da nhạy cảm và tỷ lệ này tăng lên khi % SLS tăng.
Gây ăn mòn da
Sodium Lauryl Sulfate không phải là chất tẩy rửa mạnh NÊN không phải là chất gây ăn mòn da. Báo cáo này được xác thực trên các bài test của CIR vào năm 2005.
Sodium Lauryl Sulfate được hơn 30 quốc gia (Mỹ và Châu Âu) cho phép có mặt trong mỹ phẩm nhưng phải tuân thủ gắt gao nồng độ. Đồng thời, chưa có tổ chức nào ghi nhận SLS là chất GÂY ung thư (WHO, EU, ICRC...).
3. Kết luận
Chất Sodium Lauryl Sulfate là thành phần sẽ gây kích ứng và không tốt khi chăm sóc da. Nếu bạn sở hữu da nhạy cảm, da mụn hoặc đang điều trị bệnh về da, bạn KHÔNG nên chọn các sản phẩm có chứa SLS.
Tuy nhiên, các sản phẩm sữa rửa mặt nổi tiếng có ghi rõ nồng độ SLS dưới 1-2% và có chứng chỉ FDA thì bạn có thể YÊN TÂM sử dụng. Nhưng nếu có xuất hiện dị ứng, bạn nên ngừng và chuyển sang loại mỹ phẩm LÀNH TÍNH hơn.
Hy vọng chủ đề Sodium Lauryl Sulfate là gì sẽ giúp bạn ĐÚNG và ĐỦ về công dụng cũng như tác dụng phụ không mong muốn. Hãy đọc kỹ thành phần sản phẩm trước khi dùng, nếu có SLS thì bạn hãy cân nhắc lại nhé!
Bài viết liên quan:
Nguồn tham khảo: livingnature.com.vn, hellobacsi.com, EWG.org