Chất Triethanolamine là gì và tại sao thành phần này lại xuất hiện nhiều trong mỹ phẩm? Phải chăng Triethanolamine có nhiều công dụng tuyệt vời nên các hãng mỹ phẩm lựa chọn thành phần này thay cho các thành phần khác?
Tìm hiểu ngay thực chất công dụng Triethanolamine trong mỹ phẩm là gì và thuộc nhóm chất An Toàn hay Kích Ứng qua bài viết SytaReview dưới đây.
1. Hiểu đúng về chất Triethanolamine là gì?
Triethanolamine là gì
Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, chất Triethanolamine là chất phụ gia hoà tan, được dùng làm nguyên liệu tổng hợp các loại mỹ phẩm làm đẹp nói chung. Tuy nhiên, Triethanolamine còn có nhiều điều KHÔNG đúng khi người ta nhắc tới hợp chất này:
Triethanolamine là chất có khả năng làm đẹp và làm mịn da.
Triethanolamine là chất an toàn và không nằm trong danh mục nguyên liệu mỹ phẩm bị hạn chế do kích ứng.
Triethanolamine có công dụng như Paraben - Chất bảo quản mỹ phẩm.
Thực tế, phải hiểu lại các quan điểm chưa đúng về Triethanolamine như sau:
- Thành phần Triethanolamine trong mỹ phẩm là chất hầu như "không" có bất cứ công dụng làm mịn da, nâng tone hay xoá sẹo.
- Thành phần Triethanolamine trong mỹ phẩm CHỈ thuộc danh mục "Các chất phụ gia gián tiếp" được phép sử dụng - Theo quy định của Cục Quản lý và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
- Do đó, Triethanolamine không nằm trong danh mục nguyên liệu mỹ phẩm "An toàn" và THUỘC danh mục nguyên liệu mỹ phẩm bị hạn chế sử dụng cùng với các chất khác như Paraben (chất bảo quản) - Fragrance (hương liệu) - Alcohol (cồn khô) - Mineral oil (dầu khoáng/tinh dầu).
- Thành phần Triethanolamine mỹ phẩm không thuộc danh mục các chất Paraben nên không phải là chất bảo quản mỹ phẩm.
Tóm lại, Triethanolamine là chất phụ gia và hoàn toàn không có công dụng làm đẹp.
Triethanolamine (TEA) và Diethanolamine (DEA), Monoethanolamine (MEA) đều chung 1 nhóm có cấu trúc dưới dạng alkyl- và alkanolamine thứ cấp hoặc tồn tại dạng muối. Do đó, các chất TEA, DEA, MEA về cơ bản là có công dụng và tác hại giống nhau.
2. Công dụng của chất Triethanolamine gồm những gì?
Trích từ nghiên cứu Ủy ban Khoa học về Sản phẩm Mỹ phẩm và Sản phẩm Phi Thực phẩm của EU (SCCS) năm 2001.
Nhóm chất Triethanolamine có công dụng chủ yếu là cân bằng tính axit (chất kiềm mạnh) trong thành phần mỹ phẩm, chống tinh dầu lắng đọng (nhũ hoá).
Ngoài ra còn là chất "hoạt động bề mặt), tạo liên kết phân tử mỹ phẩm ổn định (texture mịn hơn) và hỗ trợ các chất trong mỹ phẩm khi tán sẽ ĐỀU hơn.
Cũng bởi như vậy, Triethanolamine/Diethanolamine/Monoethanolamine chỉ được liệt kê là phụ gia (công dụng rất ít) và không được coi là nguyên liệu chính trong mỹ phẩm.
3. Tác hại Triethanolamine là gì
Dựa theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Vương quốc Anh (DTI) năm 1998 có khảo sát và phân tích cả 3 chất phụ gia Triethanolamine/Diethanolamine/Monoethanolamine. Kết quả cho thấy rằng, cả ba chất trên đều có chứa Nitrosamine - Tạp chất rất hay xuất hiện trong thành phần phụ gia.
Mà chất Nitrosamine đã được các tổ chức Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế và Chương trình Chất độc Quốc gia Hoa Kỳ CÔNG NHẬN là chất gây biến đổi GEN -> GÂY UNG THƯ.
Cụ thể, Nitrosamine sẽ gây tối loạn nội tiết tố vì tích tụ trong gan, bàng quan và một số cơ quan bài tiết khác. Lâu lần, cơ thể sẽ bị nhiễm độc và gây ĐỘC tính toàn thân (có cả độc tính thần kinh).
Chất Nitrosamine dễ dàng hấp thụ qua da vào đường máu và xuống đường tiêu hoá lẫn tim mạch. Chất Nitrosamine có khả năng tích tụ vì cơ thể khó bài tiết hoàn toàn chất này dù ở nồng độ nhỏ dưới 0.5-0.1%. Cho nên, tại một số nước như Canada đã cấm Nitrosamine trong mỹ phẩm dưới mọi hình thức.
Một nghiên cứu khác từ chương trình Chất độc Quốc gia Hoa Kỳ (NTP) cũng đã xác nhận chất Triethanolamine là chất có khả năng gây hại nếu sử dụng trong các dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân (mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm...) và nồng độ quy định tối đa là 2.5%. Riêng với sản phẩm chăm sóc da, Triethanolamine có nồng độ dưới 0.5%.
Điều kiện bổ sung NTP đưa ra là Triethanolamine, Diethanolamine và Monoethanolamine phải là loại tinh khiết trên 99% (chứa Nitrosamine cực kỳ thấp) mới được phép dùng làm phụ gia sản xuất mỹ phẩm.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2000 đã xem xét các bằng chứng về nhóm Triethanolamine nói chung. IARC kết luận chưa đủ bằng chứng để chứng minh Triethanolamine gây ung thư ở người.
Tuy nhiên, IARC xác nhận Triethanolamine có gây ung thư trên cơ thể động vật (các thí nghiệm đã chứng minh). Đến năm 2012, IARC vẫn giữ thông cáo trên và chuyển giao các chất TEA, DEA, MEA thuộc nhóm gây ung thư 2B.
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM "AN TOÀN" TỪ EWG.ORG:
Triethanolamine có thang điểm 6, nên xem xét khi sử dụng cho làn da nhạy cảm, đang điều trị mụn.
Tổng kết lại, tác hại Triethanolamine có thể sẽ gây kích ứng da, mẩn đỏ hoặc gây khô da đầu, dễ đóng vảy, ngứa và bong tróc. Khi bị dính lên mắt sẽ kích ứng mắt, làm đỏ mắt và khi hấp thụ lượng lớn Triethanolamine sẽ gây ra tình trạng suy giảm hệ miễn dịch.
3. Kết luận
Chất Triethanolamine là gì - Nói chung là chất phụ gia có nhiều tác hại đến sức khoẻ. Khi chọn các sản phẩm có chứa Triethanolamine, bạn cần chú ý tới nồng độ dưới 0.5% và nên chọn thương hiệu uy tín để tránh các tác hại chất này có thể gây ra.
>>> Xem thêm: Chuyên mục sức khoẻ và làm đẹp tại đây!
<Nguồn tham khảo:.cosmeticsinfo.org, safecosmetics.org, ewg.org>